Cái chết Tiều_Thố

Sau khi Hán Cảnh đế ban hành lệnh tước quyền chư hầu, Ngô vương Lưu Tị liên kết với Sở vương Lưu Mậu, Triệu vương Lưu Toại, Tế Nam vương Lưu Tịch Quang, Tri Xuyên vương Lưu Hiền, Giao Tây vương Lưu Ngang, Giao Đông vương Lưu Hưng Cư phát động nổi dậy. Ngô vương Tị công bố hịch văn, hô khẩu hiểu "diệt trừ gian thần Tiều Thố", "làm sạch chỗ cạnh vua".[2][4] Tiều Thố kiến nghị Hán Cảnh đế ngự giá thân chinh, còn bản than lưu thủ kinh đô.[1] Tô Thức thời Tống cho rằng đây chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch của Tiều Thố.[5]

Tiều Thố nghi ngờ Áng đồng mưu với Ngô vương Tị, muốn bắt để thẩm vấn. Viên Áng cầu cứu ngoại thích Đậu Anh, xin được gặp Cảnh đế hiến kế.[6] Viên Áng khuyên Hán Cảnh Đế nên bắt giết Tiều Thố, cho rằng như thế thì quân chư hầu sẽ tự động rút lui, vì chư hầu chỉ oán một mình Tiều Thố: Mục đích Ngô, Sở phản loạn là để giết Tiều Thố, khôi phục đất phong như cũ. Chỉ cần chém Thố, cho sứ giả đi đặc xá bảy nước, trả lại đất phong đã tước, thì phản loạn tự động tiêu trừ, không đánh mà thắng.[1]

Cảnh đế trong tình hình nguy cấp, vội vã nghe theo Viên Áng. 10 ngày sau, thừa tướng Đào Thanh (zh), trung úy Trần Gia, đình úy Trương Âu (zh) cùng dâng tấu buộc tội Tiều Thố, xin Cảnh đế tru di cả nhà họ Tiều, được Hán Cảnh đế phê chuẩn. Cảnh đế sai trung úy Trần Gia triệu kiến Tiều Thố. Khi xe ngựa đi qua chợ đông Trường An, Trần Gia cho dừng xe, cho quân lính bắt giữ Tiều Thố, đọc chiếu thư và lập tức cho đao phủ chém ngang lưng khi Thố còn đang mặc triều phục.[1][7]

Tiều Thố tuy chết, nhưng bảy nước vẫn không ngừng phản loạn. Viên Áng hại chết Tiều Thố, được phong thái thường, đi sứ đặc xá bảy nước. Tuy nhiên, giết Tiều Thố chỉ là cái cớ, mục đích thực sự của Ngô vương là muốn cướp ngôi, nên cho người giam giữ Viên Áng. Hán Cảnh Đế đến lúc này mới nhận ra chân tướng ý đồ của Ngô vương, ân hận vì đã giết Tiều Thố.[1]